Chè Thái Nguyên vẫn chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa

Chè Thái Nguyên vẫn chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa

Chú thích ảnh

Sản xuất chè tại HTX chè Nhật Thức, huyện Đại Từ (Thái Nguyên). Ảnh: Hoàng Nguyên/TTXVN

Tổng giá trị sản phẩm chè của tỉnh Thái Nguyên hiện đạt 13.600 tỷ đồng. Sản xuất chè đem lại hiệu quả cao hơn một số cây trồng khác, đặc biệt cao hơn trong nhóm cây lâu năm như na, nhãn, bưởi. Kết quả thu thập tại một số vùng chè trong tỉnh và hoạch toán hiệu quả kinh tế đối với sản phẩm chè cho thấy, doanh thu bình quân đối với sản xuất chè đạt 420 - 550 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí sản xuất, lợi nhuận đạt 200-300 triệu đồng/ha, riêng đối vùng chè đặc sản có nơi giá sản phẩm thu được đạt rất cao, dao động từ 1,3 - trên 2 tỷ đồng/ha/năm.

Đối với cây chè và các sản phẩm chè, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp văn bản bảo hộ cho các sản phẩm chè của tỉnh, như: 1 chỉ dẫn địa lý Tân Cương; 10 nhãn hiệu tập thể, trong đó nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” đã được bảo hộ tại 6 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc); duy trì việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại Mỹ.

Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” được công nhận bảo hộ tại Liên minh châu Âu (EU) thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Toàn tỉnh có 154 sản phẩm chè được chứng nhận tiêu chuẩn OCOP từ 3-5 sao, ứng dụng công nghệ số trong kết nối, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, hầu hết các sản phẩm chè đạt chứng nhận OCOP đã được kết nối, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử.

Tuy nhiên, sản phẩm chè Thái Nguyên chủ yếu là chè xanh chất lượng cao được chế biến theo phương pháp truyền thống, tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa, khối lượng xuất khẩu và giá trị thấp, chủ yếu là xuất khẩu thô. Theo Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2012 đến nay, xuất khẩu chè của tỉnh có xu hướng giảm. Cụ thể, tại các năm 2012, 2013, 2014, giá trị xuất khẩu chè của tỉnh đạt trên 10 triệu USD, giá bình quân 1,65 USD/kg. Từ năm 2017 đến nay giá trị và số lượng chè xuất khẩu của tỉnh giảm mạnh, năm 2017 giá trị xuất khẩu chè chỉ còn 4,2 triệu USD; năm 2023 xuất khẩu được 1.040 tấn, đạt 1,6 triệu USD; riêng 9 tháng năm 2024 giá trị xuất khẩu chè đạt 1,6 triệu USD với khối lượng 1.000 tấn, tương ứng giá bình quân 1,6 USD/kg.

Nguyên nhân khối lượng và giá trị xuất khẩu chè đạt thấp được xác định do sản xuất chè vẫn ở quy mô hộ là chủ yếu, quy mô doanh nghiệp, Taya 365 download hợp tác xã nhỏ, SLOTSGO VIP login Philippines chưa có doanh nghiệp lớn làm đầu mối kết nối sản xuất, Jili t7 login chế biến tạo ra khối lượng lớn sản phẩm đồng đều về chất lượng, 188jili.cc register mẫu mã,200JILI app đáp ứng tiêu chuẩn, quy định pháp lý của các nước nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu chè, nhất là mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nga, Nhật Bản, Mỹ và Anh, đây là những nước tiêu dùng chè lớn nhất thuộc nhóm thị trường các nước phát triển.

Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ chè Thái Nguyên trong nước luôn có mức giá cao hơn nhiều lần so với giá xuất khẩu cũng gây tâm lý thoả mãn trong sản xuất, kinh doanh chè. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh mới có một số doanh nghiệp, hợp tác xã đang tăng cường tiếp cận, mở rộng thị trường quốc tế…, xuất khẩu dưới hình thức ủy thác, số lượng không lớn và chưa thường xuyên.

Hợp tác xã chè an toàn Khe Cốc, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, đã xây dựng thành công vùng chè an toàn hơn 40 ha; trong đó, 20 ha đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, còn 23,tải game nổ hũ tặng code tân thủ5 ha đang tiếp tục chuyển đổi từ tiêu chuẩn VietGAP sang hữu cơ. Năm 2022, hợp tác xã xuất khẩu thành công gần 20 tấn chè sang thị trường châu Âu với giá thành gấp 1,5 lần thị trường trong nước.

Ông Tô Văn Khiêm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã chè an toàn Khe Cốc cho biết, để sản phầm chè vào được thị trường châu Âu, hợp tác xã phải sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn rất khắt khe của đối tác từ vùng chè nguyên liệu an toàn, nhà xưởng, máy móc, bao bì, chất lượng chè. Theo ông Khiêm, diện tích chè của tỉnh Thái Nguyên rất lớn, tuy nhiên quy mô sản xuất nông hộ, thiếu sự liên kết để tạo ra vùng nguyên liệu từ 300 ha- 500 ha tiêu chuẩn hữu cơ mới đáp ứng được đơn hàng của đối tác.

Ông Dương Sơn Hà, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho biết, để tiếp tục nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chè, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và đặc biệt là đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu, tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo an toàn, chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Theo ông Hà, hiện trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất chè tập trung, tuy nhiên sản xuất quy mô nông hộ vẫn chiếm phần lớn, với khoảng 90.000 hộ, quy mô sản xuất của các hợp tác xã còn nhỏ, số lượng hộ tham gia hợp tác xã chưa nhiều, chiếm khoảng 7,2% số hộ sản xuất chè trong tỉnh. Do vậy, cần phải đẩy mạnh phát triển hợp tác xã, nhất là các liên hiệp hợp tác xã sản xuất chè, thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất - chế biến - tiêu thụ chè, hình thành các chuỗi liên kết có quy mô lớn giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp để hình thành vùng sản xuất lớn, áp dụng đồng bộ khoa học công nghệ, cơ giới hóa trong sản xuất, sản xuất chè an toàn, hữu cơ, cấp mã số vùng trồng theo quy định, đảm bảo truy xuất nguồn gốc… Từ đó tạo ra vùng nguyên liệu có sản lượng lớn, chất lượng đồng đều, đạt tiêu chuẩn đáp ứng thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu mạnh sang các thị trường khó tính.

Ngoài ra, tỉnh vẫn đang tích cực chuyển đổi cơ cấu giống chè, trồng mới và trồng thay thế giống chè già cỗi, năng suất, chất lượng thấp bằng những giống chống chịu sâu, bệnh, năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện canh tác của tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay diện tích chè giống mới chiếm 82,7%, mục tiêu đến năm 2030 đạt 90% tổng diện tích, còn lại 10% diện tích trồng bằng giống chè Trung du. Đồng thời tiếp tục thực hiện tốt các chính sách của tỉnh về hỗ trợ sản xuất chè, mở rộng diện tích sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ, tưới tiên tiến tiết kiệm nước. Đặc biệt, để đảm bảo sản phẩm trà được xuất khẩu chính ngạch cần tổ chức sản xuất các vùng sản xuất chè đáp ứng các yêu cầu và điều kiện về an toàn thực phẩm, chất lượng của các nước nhập khẩu như EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Nga, các nước Trung Đông…

Bên cạnh đó là các hoạt động quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm chè; xúc tiến thương mại sản phẩm với các hoạt động như festival, lễ hội chè, hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại về chè ở trong và ngoài nước.