Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại hội thảo.
Khoảng 250 đại biểu là lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; UBND các tỉnh vùng Đông Nam Bộ; đại diện các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp Trung ương, các tỉnh Vùng Đông Nam Bộ; các chuyên gia, nhà khoa học... tham dự hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero sẽ là nền tảng, là cơ sở để tạo ra các giải pháp đột phá trong công nghệ thu giữ, lưu trữ carbon, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nâng cao và cải thiện chất lượng môi trường sống của Việt Nam. Đồng thời, thúc đẩy phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo việc làm trong ngành công nghệ xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt mong muốn Chương trình Net Zero sẽ được thông tin rộng rãi tới tất cả cộng đồng doanh nghiệp,Hành trình thay đổi hình ảnh của thủ lĩnh phe nổi dậy vừa lật đổ Tổng thống Syria các viện nghiên cứu, Văn Toàn chia tay ASEAN Cup 2024 trường đại học, Vùng Cảnh sát biển 1 thăm các chuyên gia, nhà khoa học tại vùng Đông Nam Bộ. Hội thảo còn là cơ hội để các đại biểu trao đổi, tìm kiếm giải pháp hiệu quả và thực tế nhằm triển khai thành công chương trình hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại vùng Đông Nam Bộ - khu vực có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
"Hội thảo sẽ là nền tảng, cơ sở để tạo ra các giải pháp đột phá, hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nâng cao và cải thiện chất lượng môi trường sống của Việt Nam; thúc đẩy phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo,365 ca cuoc 789 đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, thúc đẩy mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh.
Chia sẻ về một số định hướng triển khai khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu Net Zero tại khu vực Đông Nam Bộ, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phùng Chí Sỹ, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam cho biết, khu vực Đông Nam Bộ có tiềm năng lớn để thực hiện các chương trình Net Zero do tính chất kinh tế năng động và cơ sở hạ tầng hiện đại.
Ngoài thế mạnh về điều kiện tự nhiên, thế mạnh kinh tế và công nghệ công nghiệp hiện đại, vùng Đông Nam Bộ còn là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước có thể áp dụng các công nghệ sản xuất xanh, giảm tiêu thụ năng lượng hóa thạch; phát triển năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao và giao thông vận tải hiện đại….
Định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại vùng Đông Nam Bộ, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phùng Chí Sỹ đề xuất, thời gian tới, khu vực này cần xác định các nguồn phát thải chính, bao gồm công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và các hoạt động đô thị; nghiên cứu, triển khai hệ thống điện mặt trời kết hợp pin lưu trữ năng lượng cho các khu dân cư, khu công nghiệp và doanh nghiệp. Đồng thời, phát triển công nghệ điện gió trên đất liền và ngoài khơi đặc biệt tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; nghiên cứu công nghệ sinh khối từ phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm tại các tỉnh, như: Đồng Nai, Bình Dương.
Đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo.
Ngoài ra, khu vực Đông Nam Bộ cần triển khai các giải pháp hydro xanh để lưu trữ và vận chuyển năng lượng; áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu sạch trong sản xuất công nghiệp; nghiên cứu và triển khai xe điện và các giải pháp giao thông công cộng xanh; thiết kế các mô hình đô thị thông minh, tối ưu hóa sử dụng năng lượng và quản lý chất thải...
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; chính sách phục vụ mục tiêu Net Zero; nghiên cứu ứng dụng hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, thủy lợi...