Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hạnh Quyên/TTXVN
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh, 2025 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 5 năm 2021-2025, năm cuối thực hiện giai đoạn 1 của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Cục Dân số tập trung mọi nguồn lực hoàn thiện thể chế, cụ thể là hoàn thành dự thảo Luật Dân số để trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 10 (năm 2025). Đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan để bố trí nguồn lực thực hiện 12 chương trình, đề án dân số đã được phê duyệt. Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm khẩn trương hoàn thiện hướng dẫn các địa phương công tác dân số năm 2025, hỗ trợ các địa phương huy động nguồn lực, tập trung chuyên môn nghiệp vụ để đạt các chỉ tiêu kế hoạch và giai đoạn 2021-2025.
Các chỉ tiêu cơ bản gồm: tuổi thọ trung bình (tính từ lúc sinh) 74,6 tuổi; tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh 111 bé trai/100 bé gái; tổng tỷ suất sinh 2,1 con/phụ nữ.Các chỉ tiêu nhiệm vụ chuyên môn gồm: giảm tỷ số giới tính khi sinh giảm 0,2 điểm %; điều chỉnh mức sinh tăng 0,3%. Tăng tổng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại trong năm lên trên 5 triệu người. Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh) đủ 4 bệnh (Down, Edward, Patau, Thalassemia) là 50%. Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh), đủ 5 bệnh (suy giáp trạng bẩm sinh,game4u com thiếu men G6PD, 777pnl legit tăng sản thượng thận bẩm sinh, Go 88 nét khiếm thính bẩm sinh, tim bẩm sinh) lên 70%. Tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn thêm 8%. Tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần/năm tăng 10% so với năm 2024.
Hiện mức sinh toàn quốc đã giảm dưới mức sinh thay thế trong 3 năm liên tiếp. Năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ, giảm còn 1,91 con/phụ nữ vào năm 2024,bắn cá xèng 2 mức thấp nhất trong lịch sử. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở mức cao (112 bé trai/100 bé gái năm 2024).
Về giải pháp để duy trì mức sinh thay thế trong thời gian tới, Tiến sĩ Phạm Vũ Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Dân số cho biết, cần thúc đẩy và có các chính sách khuyến khích các cặp vợ chồng, cá nhân sinh đủ 2 con; sửa đổi quy định về xử lý kỷ luật, không xử lý trường hợp sinh từ 3 con trở lên; tăng cường kiểm tra, giám sát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số, thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW và Nghị quyết 137/NQ-CP. Bên cạnh đó, lồng ghép các yếu tố dân số vào chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: TTXVN phát
Công tác dân số năm 2024 đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt, hồ sơ đề xuất xây dựng Luật Dân số đã hoàn thiện để trình Chính phủ xem xét đưa vào chương trình xây dựng Luật năm 2025. Các báo cáo quan trọng, như: sơ kết 7 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW, rà soát quy định liên quan đến chính sách dân số và đề xuất sửa đổi đảm bảo đồng bộ giữa quy định Đảng, pháp luật Nhà nước; báo cáo thực trạng và xu hướng mức sinh tại Việt Nam, các yêu cầu nhiệm vụ về công tác dân số theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm đã được hoàn tất.
Tuy nhiên, theo Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng, năm qua, mặc dù với sự cố gắng của cả hệ thống người làm công tác dân số từ trung ương đến địa phương nhưng công tác dân số chỉ hoàn thành 1/3 chỉ tiêu được giao. Tuổi thọ trung bình thực là 74,5 tuổi, đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch (73,8 tuổi); 2 chỉ tiêu về tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh và tổng tỷ suất sinh không hoàn thành. Các chỉ tiêu chuyên môn mới chỉ hoàn thành 1/8 chỉ tiêu.
Để hoàn thành các mục tiêu, công tác dân số cần sự quyết tâm và đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành từ trung ương đến địa phương. Điều này không chỉ giúp đạt các chỉ tiêu về dân số còn góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 21-NQ/TW và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.